VMware Workstation 11.0 - Phần mềm tạo máy ảo chuyên nghiệp

VMware Workstation là một phần mềm giả lập hệ điều hành để bàn rất nổi tiếng của hãng VMware Inc. Với hơn 50 tính năng mới, có thể thay đổi đáng kể cách thức làm việc với các máy ảo.

VMware Workstation hỗ trợ nhiều hệ điều hành, trải nghiệm người dùng tốt, đa tính năng và khả năng thực hiện cao.

Một số tính năng chính:

  • Khởi động các máy ảo nhờ hỗ trợ EFI.
  • Tích hợp với VMware vCloud Air.
  • Hỗ trợ màn hình có độ phân giải cao.
  • Phân bổ lên đến 2GB bộ nhớ video sang máy ảo.
  • Chạy các ứng dụng trong Windows, Linux và nhiều hơn nữa cùng một lúc mà không cần khởi động lại.
  • Truy cập các máy ảo từ xa chạy trên VMware vSphere và VMware vCenter.
  • Dễ dàng xây dựng các hệ thống máy ảo sau đó sử dụng tính năng kéo và thả để upload lên VMware vSphere.
  • Hoạt động như là một server đối với các ứng dụng host để áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp.
  • Xây dựng và thử nghiệm các ứng dụng đa tầng trên một máy tính một cách đáng tin cậy.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Bước 1: Cài đặt VMware Workstation ( cài bình thường như bao phần mềm khác, cứ Next là OK, nhớ điền số Serial). 
Bước 2: Chạy VMware Workstation rồi Khởi tạo cấu hình và cài đặt hệ điều hành cho máy ảo:
Bạn khởi động chương trình VMware-Workstation, trên giao diện chính của chương trình, bạn nhấp vào menu File > New > Virtual Machine (Ctrl+N) để tiến hành khởi tạo cấu hình trên máy ảo.
Hộp thoại New Virtual Machine Wizard hiện ra, bạn bấm nút Next , chọn mục Typical rồi nhấn Next, chọn loại hệ điều hành (Guest operating system) và phiên bản của hệ điều hành (Version) mà bạn dự định muốn cài đặt trên máy ảo của mình rồi bấm Next , đặt tên (Virtual machine name) và chọn nơi lưu trữ cho máy ảo (Location). Bấm nút Next.
Trong Network connection chọn loại kết nối theo từng nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn thiết lập mạng tương tác giữa máy thật và ảo thì chọn loại kết nối Use bridged networking. Bấm Next rồi chọn dung lượng cho ổ cứng của máy ảo, mặc định là 8 GB. Bấm Finish.
Sau khi tạo xong thì máy ảo này cũng sẽ có đầy đủ các thiết bị như một PC bình thường, nghĩa là bạn có thể vào Bios (ảo) để thiết lập các thông số cho Bios ảo.
 

 Các tùy chọn trên khung Device:
  • Memory: thiết lập dung lượng Ram cho máy ảo. 
  • Hard Disk (IDE 0:0): Thông số dung lượng về ổ cứng của máy ảo. 
CD-ROM (IDE 1:0) :

Bạn chọn Use physical drive để sử dụng ổ CD-ROM vật lý của máy thật . Nếu bạn muốn cài đặt hệ điều hành từ file ảnh (.ISO) thì chọn Use ISO image. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên tạo file ảnh (.ISO) cho đĩa cài đặt, để có thể tiến hành nhanh hơn. 

  • Ethernet: Bạn có thể chọn các loại kết nối (Network Connection) để phù hợp với nhu cầu của bạn. 
  • USB Controller : Tùy chọn cho hay không sử dụng kết nối USB trong máy ảo (mặc định sẽ tự động cho phép sử dụng USB trong máy ảo). 
  • Sound Adapter: Sử dụng Card âm thanh mặc định của máy ảo hay Card âm thanh của máy thật. 
Ngoài ra, bạn có thể vào menu Edit > Preferences để cấu hình thêm về các chế độ của Keyboard and Mouse, Cursor, phím nóng chuyển giao hiệu lực của bàn phím và con trỏ chuột giữa máy thật và máy ảo (Hot Keys), chế độ chạy toàn màn hình hay cửa sổ (Display), tùy chọn về bộ nhớ Ram (Memory), chế độ bảo mật bằng password cho máy ảo (Lockout)… 
 Mặc định, dung lượng Ram cho máy ảo là 128 MB. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi cấu hình các thiết bị phần cứng trên máy ảo này, bằng cách nhấp vào nút “Edit virtual machine settings” (trong mục Commands trên giao diện chính của máy ảo) để xuất hiện hộp thoại Virtual Machine Settings. Trong hộp thoại này, bạn có thể thay đổi lại cấu hình phần cứng theo nhu cầu riêng của mình. 
 Bây giờ, bạn nhấn vào nút “Start this Virtual Machine” (trong mục Commands trên giao diện chính của máy ảo) để bắt đầu cài đặt hệ điều hành mà bạn mong muốn cho máy ảo. 
Nếu phần tùy chọn CD-ROM bạn chọn Use physical drive thì bạn đưa đĩa hệ điều hành vào ổ CD-ROM, nếu đĩa CD chứa hệ điều hành không tự boot thì bạn cần vào CMOS của máy ảo điều chỉnh lại chế độ ưu tiên boot cho CD-ROM (thao tác thực hiện tương tự như trên máy thật ) bằng cách nhấn phím F2 để vào Setup. 
Nếu phần tùy chọn CD-ROM bạn chọn Use ISO image thì không cần đĩa CD. 
Lưu ý: để các phím trên bàn phím có hiệu lực trong máy ảo thì phải dùng chuột nhấn chuột trái vào màn hình của máy ảo, và để chuyển giao hiệu lực bàn phím cùng với con trỏ chuột sang máy thật trở lại , bạn nhấn Ctrl + Alt. 
 Bước 3: Khởi động hệ điều hành trên máy ảo:
 Để khởi động hệ điều hành trên máy ảo, bạn nhấn “Start this Virtual Machine” và thao tác tắt máy cũng như bình thường trên máy thật, tức là vào Start > Turn of Computer -> Turn off
Tương tự các bước trên bạn có thể tạo ra nhiều máy ảo khác nhau với nhiều hệ điều hành khác nhau. Chúc các bạn thành công.
Tải phiên bản 11.0 :
Link tenlua.vn: http://adf.ly/10W2c6
Link Fshare.vn: http://adf.ly/10WAbf
Link Google: http://adf.ly/10WDwv

Một số tính năng chính của VMware Workstation 11 Full:

  • Chạy các ứng dụng trong Windows, Linux và nhiều hơn nữa cùng một lúc mà không cần khởi động lại.
  • Truy cập các máy ảo từ xa chạy trên VMware vSphere và VMware vCenter.
  • Dễ dàng xây dựng các hệ thống máy ảo sau đó sử dụng tính năng kéo và thả để upload lên VMware vSphere.
  • Hoạt động như là một server đối với các ứng dụng host để áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp.
  • Xây dựng và thử nghiệm các ứng dụng đa tầng trên một máy tính một cách đáng tin cậy.

Tải phiên bản VMW 10.0.4 Build 2249910:
Link tenlua.vn: https://tenlua.vn/download/0137e42ae0086e0f1c/vmware-workstation-10-0-4-build-2249910-hueitclub-blogspot-com
Link Fshare.vn: https://www.fshare.vn/file/DEOYJJQSJ2B6
Link Google: https://drive.google.com/file/d/0B5WkFe3whe5xRGJ6a2gxSy1rQkU/view?usp=sharing
Video hướng dẫn cài đặt:
Share on Google Plus

    Blogger Comment
    Facebook Comment